Không chỉ còn là hình thức giải trí của trẻ em, game đã trở thành một công cụ hỗ trợ cho công việc một cách nghiêm túc. Trò chơi trên máy tính đã được áp dụng đa dạng vào nhiều lĩnh vực xã hội như thao diễn quân sự, đào tạo
kinh doanh, giáo dục, diễn tập phản ứng với tình huống khẩn cấp hoặc chăm sóc sức khoẻ.
Kiến trúc trong
Đế chế cũng là điều đáng học hỏi
Theo Andrew Stapleton, nhà nghiên cứu tại trường đại học công nghệ Swinburne(Australia), các trò chơi kỹ thuật số hiện đang được sử dụng rộng rãi để đào tạo
lính cứu hoả, sắp xếp
kiến trúc hợp lý, kích thích các phản xạ thần kinh hoặc thậm chí có thể chữa cả bệnh
"tự kỷ" cho bệnh nhân.
Tiến sỹ Stapleton cho rằng game là phương pháp hữu hiệu trong lĩnh vực đào tạo bởi chúng có thể kích thích sự sáng tạo trong suy nghĩ và phát triển tốc độ phản ứng với các tình huống gặp phải, khuyến khích người chơi tự khám phá,
tìm hiểu tri thức hơn là học thuộc lòng. Giáo sư Don Norman thuộc trường đại học Tây Bắc California nói thêm: "Con người ta sẽ học hỏi được nhiều hơn khi bị thử thách".
Một nhóm nghiên cứu mang tên "Sáng tạo game nghiêm túc" đã được thành lập tại Mỹ để giám sát sự phát triển của các trò chơi trên máy tính không chỉ mang mục đích giải trí. Trưởng nhóm Ben Sawyer cho biết việc sử dụng game vào công nghệ phục vụ cho y tế, giáo dục, an ninh và kinh doanh đang phát triển rất mạnh.
Chuyên viên của Chương trình đào tạo linh hoạt Austrailia, Adrian Denyer, nói: "Game nghiêm túc, giống như phần lớn các game giải trí cũng có phần phiêu lưu và chiến thuật, nhưng điểm khác nhau là lượng kiến thức mà người chơi thu được. Sau mỗi phần, người tham gia sẽ phải thực hiện phần kiểm tra để đánh giá những gì họ lĩnh hội từ trò chơi. Game máy tính sẽ sớm trở thành một phần không thể thiếu được trong mọi lĩnh vực đào tạo".
Chuyên gia này hiện đang phát triển một trò chơi để phục vụ công tác giảng dạy cho các công nhân vận chuyển và phân phối về cách thức bốc dỡ hàng hoá, vận hành xe nâng hàng và cảnh báo các nguy cơ an ninh.
Tại Hà Lan, chương trình giáo dục đào tạo an ninh ảo (Virtual Safety Training and Education Platform) đã rất thành công trong việc ứng dụng các game 3D để giảng dạy cho công nhân mỏ dầu, chuyên viên hải cảng, đội ngũ chuyên môn các bệnh viện và thậm chí là các lực lượng phản ứng nhanh trong lĩnh vực chống khủng bố.
Game cho phép người chơi tham gia vào các tình huống mà nếu phải thao diễn thực sẽ rất nguy hiểm cho các học viên. Nếu trong các tình huống diễn tập trên thực tế, người được đào tạo không được phép mắc sai lầm, thì đối với các chương trình ảo này, họ sẽ bớt căng thẳng hơn.
Học viện công nghệ hoàng gia Melbourne (RMIT University, Australia) gần đây đã sản xuất mô hình đầu tiên huấn luyện phản ứng nhanh trong các trường hợp khẩn cấp cho tổng công ty tàu điện New South Wales. Mô hình 3D ảo này mô phỏng một sân ga tàu điện ngầm ở Sydney, cho phép người diễn tập trải nghiệm nỗi sợ hãi, hạn chế tầm nhìn và những ức chế của đám đông hỗn loạn.
Trò chơi America's Army: hình thức tuyển quân mới của Mỹ
Game y tế cũng được phổ biến tai Mỹ, ông Sawyer nói: "Chúng tôi có các game thực nghiệm, được áp dụng trong
điều trị cho các bệnh nhân 'sợ hãi', đau đớn do ung thư (Splash) hay bỏng (Iceworld) và cả game dành cho bác sỹ như các máy phẫu thuật giả định hay phương pháp điều hành bệnh viện khi thảm hoạ xảy ra".
Splash là trò chơi công nghệ ảo được sử dụng để điều trị 'tự kỷ' khiến bệnh nhân vượt qua các nỗi sợ hãi như độ cao, đi máy bay, nhện... Bệnh nhân được đeo một chiếc mũ có màn hình cùng tai nghe và trải nghiệm qua các tình huống được cài đặt giống như thật.
Về giáo dục, các trò chơi giúp học sinh tìm hiểu thêm về thế giới, rèn luyện tính kiên nhẫn, lập trường và khuyến khích học sinh mạnh dạn bước vào thử thách. Các game như
Đế chế, SimCity, Rollercoaster Tycoon và
The Sims hiện đang được sử dụng tại các trường trung học và đại học tại Australia.
Rất nhiều game khác cũng được các nhà giáo dục quan tâm, bao gồm
Hungry Red Planet, một trò chơi dạy cho trẻ em hiểu biết về dinh dưỡng,
Cool School, giúp học sinh biết cách giải quyết các mâu thuẫn nhỏ. Game
Ditto's Keep Safe Adventure là một dự án Australia giúp các em nhận thức được những mối nguy hiểm từ những kẻ có ý đồ xâm hại tình dục trẻ em
Hiện tại trường đại học công nghệ Queensland cũng đang phát triển trò chơi
BioEspionage, một trò chơi trợ giúp các giáo viên môn Sinh học, mô phỏng cuộc chiến giữa tế bào ung thư và hệ thống miễn dịch trên cơ thể người
Một số game khác cũng đang được xúc tiến để nâng cao nhận thức xã hội cũng như đưa ra các nhận định chính trị hợp lý, ví dụ như
Escape from Woomera, game liên quan đến cuộc sống của những người tị nạn trong trại tập trung hay
Street Survivor, đề cập đến tình trạng vô gia cư trong xã hội.
America's Army là trò chơi giúp các quan chức Mỹ phổ biến các kiến thức về quân sự đến từng người dân. Kể từ ngày phát hành năm 2002 đến nay, đã có hơn 5 triệu người đăng ký tham gia và tải trò chơi này từ trang web
www.americasarmy.com.
Để bắt đầu, người chơi phải trải qua các khoá đào tạo cơ bản về quân luật, cách sử dụng quân dụng, khí tài. Sau đó, họ sẽ được giao những nhiệm vụ quan trọng "ảo" phục vụ đất nước.
Bye ca? nha`!!iem di hack Boom day!!