Chính các trò chơi đầu tiên của từng series game, chứ không phải từng nhân vật, mới là các công thần tạo nên trào lưu giải trí điện tử. Một vài trong số đó ngày càng lớn mạnh với các 'hậu bản', số khác tuy đã mờ nhạt nhưng lại là nguồn cảm hứng của các sản phẩm mới.
10.
Virtua FighterKhi
Virtua Fighter lần đầu tiên xuất hiện trên
máy game thùng, hình ảnh của nó đã làm cho cả làng game 'mắt chữ A, mồm chữ O' vì sửng sốt. Tuy không đẹp và 'thật' như các game sau này, nhưng trò chơi quả thực đã sử dụng công nghệ 3D. Qua thời gian, thương hiệu này dần dần có thêm "những người bạn" ăn theo như
Dead or Alive và
Soul Calibur... Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có bất cứ một sản phẩm đánh đấm đối kháng nào vượt trội được so với
Virtua Fighter về độ khó và chiều sâu.
Trò chơi đáng chú ý: Virtua Fighter 2, Virtua Fighter 3tb, Vritua Fighter 4: Evolution 9.
Half-LifeKhi Gordon Freeman xuất hiện trên chiến trường PC vào năm 1998, anh đã chứng minh cho cả thế giới thấy rằng thể loại FPS (bắn súng góc nhìn thứ nhất) sẽ không chỉ đơn giản là xách AK 47 chạy và bắn. Cơ cấu gameplay đa dạng của
Half-Life đã tạo ra cuộc cách mạng cho cả dòng shooter một người chơi. Sau đó, biến thể của game là
Counter Strike và
Team Fortress cũng đã đặt những viên gạch tiên phong tương tự đối với các trò chơi dành cho nhiều người.
Trò chơi đáng chú ý: Counter-Strike, Half-Life, Half-Life 2 , Portal, Team Fortress 8.
Grand Theft AutoGrand Theft Auto bắt đầu "phiêu bạt giang hồ" từ năm 1998 dù bản game này không thực sự để game thủ "muốn làm gì thì làm" như trò chơi hiện đại. 2 sản phẩm đầu tiên của dòng game chỉ thuộc loại điều khiển xe và chú trọng vào các màn đánh cắp xế hộp. Chỉ đến khi
Grand Theft Auto III xuất hiện, mọi thứ mới thực sự thay đổi, đưa thế giới
GTA vào chiều không gian thứ 3, tạo thành hình mẫu tiêu biểu cho hàng chục trò chơi hành động khác áp dụng. Tất nhiên, đây cũng là thương hiệu "bị tai tiếng" nhiều nhất trong lịch sử game, nhưng có vẻ như, càng bị chỉ trích, thương hiệu này càng thu hút được nhiều người chơi.
Trò chơi đáng chú ý: Grand Theft Auto III, Grand Theft Auto: San Andreas, Grand Theft Auto: Vice City 7.
The SimsĐứa con tinh thần của nhà thiết kế kiệt xuất Will Wright xứng đáng ghi tên mình vào danh sách này. Sản phẩm đầu tiên của series bắt đầu từ năm 1989 với trò chơi cổ điển
SimCity trên dòng máy Macintosh. Khác với các game cùng thời, sản phẩm mô phỏng này thử thách trí thông minh của game thủ nhiều hơn là sự khéo léo của đôi bàn tay.
SimCity là một trong những trò chơi hiếm hoi không có thắng-thua, không có kết thúc. Chẳng thế mà cho đến khi được phát hành năm 2000, bậc hậu sinh
The Sims lập tức trở thành bản game PC bán chạy nhất mọi thời đại.
Trò chơi đáng chú ý: The Sims 2, The Sims, SimCity, SimEarth 6.
Resident EvilNăm 1996,
Resident Evil đánh dấu sự xuất hiện của mình lần đầu tiên trên máy
PSOne và ngay lập tức trở thành một tượng đài mới của thể loại phiêu lưu hành động kinh dị với những cuộc khám phá ma quái. Những pha ngắm bắn chính xác vào đầu kẻ thù trong game đã khiến nó trở thành mô tuýp hấp dẫn các đạo diễn điện ảnh. 2 bộ phim
Resident Evil được xuất bản. Khi tưởng như sinh khí của dòng game đang dần tan biến, Capcom lại tạo ra một luồng gió mới nuôi sống thương hiệu này với
Resident Evil 4 (năm 2005).
Trò chơi đáng chú ý: Resident Evil, Resident Evil 2, Resident Evil 4 5.
WarCraftKhởi đầu bằng những trò chơi chiến thuật thời gian thực mang phong cách fantasy,
Warcraft thực sự trở thành hiện tượng toàn cầu từ khi nhà sản xuất Blizzard tung ta trò chơi MMORPG
World of Warcraft. Lấy bối cảnh của chính 3 trò chơi chiến thuật trước đó,
WoW đã đem thế giới Azeroth đến với cuộc sống của cộng đồng game thủ. Giờ đây, trò chơi đã thu hút hơn 7,5 triệu người đăng ký tham gia trên toàn cầu.
Trò chơi đáng chú ý: Warcraft, Warcraft III: Reign of Chaos, World of Warcraft 4.
Metal Gear Solid Metal Gear "lần mò" lên máy
NES từ năm 1988 theo đúng phong cách "gián điệp" của mình. 10 năm sau, Konami đưa trò chơi "lên đời" 3D với bản
Metal Gear Solid dành cho PSOne. Đến thời điểm này, lượng game thủ hâm mộ
Metal Gear có thể không thua kém gì so với số người đam mê
Final Fantasy hay
Zelda. Ít có sản phẩm giải trí điện tử nào khác có được sức "sản sinh" nhanh, đồ họa đẹp mắt và cốt truyện sâu sắc như trò chơi này. Thâu tóm 12 thiết bị với 7 trò chơi, 8 lần nâng cấp, 4 sản phẩm đi kèm, truyện tranh, phim (trong tương lai gần),
Metal Gear còn đang mạnh hơn cả thời kỳ ban đầu.
Trò chơi đáng chú ý: Metal Gear Solid, Metal Gear Solid 3: Subsistence, Metal Gear Solid: Portable Ops 3.
Final FantasyFinal Fantasy là người lính tiên phong đã đưa thể loại game nhập vai trở nên phổ biến. Trò chơi luôn được coi là thước đo cho các sản phẩm hậu sinh. Dù mang chung thương hiệu và có một số điểm giống nhau, nhưng mỗi hậu duệ của trò chơi lại là một thế giới riêng biệt. Thống lĩnh làng nhập vai suốt 20 năm liền, không khó để hiểu tại sao
Final Fantasy đứng ở vị trí thứ 3 trong top 10 này.
Trò chơi đáng chú ý: Final Fantasy III, Final Fantasy X, Final Fantasy Tactics 2.
Truyền thuyết ZeldaVừa xuất hiện năm1986,
The Legend of Zelda đã sớm trở thành "VIP" trong thế giới phần mềm giải trí. Không những chỉ là game đầu tiên có khả năng "lưu trữ phần đã chơi" (save game), nó còn là sản phẩm đầu tiên có kết thúc mở, giúp người chơi đi theo bất cứ hướng nào mình muốn. Giữa những năm 1990,
The Legend of Zelda được chuyển sang không gian 3 chiều với
Ocarina of Time, cũng từ đây, cả thế giới game thay đổi hoàn toàn về chất lượng.
Trò chơi đáng chú ý: The Legend of Zelda: A Link to the Past, The Legend of Zelda: Ocarina of Time, The Legend of Zelda: The Wind Waker 1.
MarioCòn gì cần nói thêm về
Mario? Nếu không có anh thợ sửa ống nước này, có thể thế giới game ngày nay cũng chưa hề tồn tại. Năm 1985,
Super Mario Bros. đã đưa nền công nghiệp game "từ chỗ chết trở về" sau thảm họa
tụt dốc. Hơn 20 năm qua,
Mario chưa khi nào ngừng chạy và nhảy nhót.
Trò chơi đáng chú ý: Super Mario Bros., Super Mario RPG: Legend of the Seven Stars, Super Mario 64