Game trực tuyến đôi khi đã trở thành cuộc sống của người chơi. Hàng triệu người đam mê "luyện công", gặp gỡ, giao đấu, trao đổi mua bán trên thế giới ảo trong các trò chơi online như
Second Life hay
World of Warcraft. Nhưng đối với nhiều game thủ khác, cuộc sống ảo còn chứa đựng rất nhiều điều bí ẩn.
Bae Kyun-Eun lấy tên là Persia và mang avatar một anh chàng dũng sỹ vì cho rằng tất cả những cao thủ trong game đều là đàn ông -
Ảnh: R. Cooper.
Trang bị cho mình những lăng kính hiện đại nhất, phóng viên ảnh Robbie Cooper quyết định truy tìm những bí mật ẩn chứa đằng sau những avatar (hình đại diện được người chơi lựa chọn để thế giới trong game biết đến mình) dữ dằn hay gợi cảm trên thế giới ảo và tiết lộ chúng trên thế giới thật.
Năm ngoái, cuộc triển lãm Biệt Ngã (Alter Egos) của anh tại London đã lột tả rất chân thực cuộc sống ngoài đời bình dị của những nhân vật "nổi đình nổi đám" trong thế giới "anh hùng và ma quỷ".
Năm nay, anh khoác chiếc máy ảnh của mình dấn thân sâu hơn vào giang hồ, điểm đến lần này là kinh đô cực thịnh của game trực tuyến: Đại Hàn và Trung Nguyên.
"Tôi muốn tiếp tục con đường mà mình đã đi từ trước để có được một cái nhìn đa dạng hơn về văn hoá và nhân cách", Robbie tâm sự với các đồng nghiệp.
"Tôi muốn bắt gặp những người sử dụng hình ảnh phụ nữ làm đại diện, những cô gái sử dụng avatar đàn ông và cả những người kiếm sống nhờ vào những dịch vụ ảo này như mua bán đồ vật trong game hay thiết kế chương trình để vận hành nhân vật cho các game thủ".
Mark chính là Marcos Fonzarelli, chuyên gia thiết kế đồ hoạ, mỗi tháng kiếm thêm 250 USD nhờ thiết kế quần áo "ảo".
Anh đã từng gặp một người trong thế giới
Second Life kiếm 70.000 USD một năm chỉ nhờ thiết kế quần áo cho các nhân vật nữ trong game.
Một game thủ khác tên Mark (aka Marcos Fonzarelli trong
Second Life) đã tự biến mình thành "thợ may chuyên thời trang robot", thiết kế những bộ đồ người máy cho nhân vật trang điểm. Thị trường này quả là rất mới mẻ, nhưng theo lời Mark nói thì hàng tháng anh ta cũng kiếm được khoảng 250 USD.
Có đến 60.000 game thủ sẳn sàng bỏ tiền ra để mua những bộ quần áo này. Nguồn đầu tư nhiều nhất đổ vào những bộ quần áo giành cho nữ giới. Điều này là dễ hiểu bởi ngay cả trong thế giới thực tại, nó cũng là quy luật không thể chối bỏ.
Việc những điều xảy ra trong thế giới thực góp mặt vào thế giới ảo từ lâu đã không còn là điều đáng ngạc nhiên. Ngay cả khi cơn bão Katrina diễn ra, khi các phong trào kêu gọi lòng hảo tâm lan rộng khắp nơi thì trên thế giới ảo, người ta còn lập ra cả một đài tưởng niệm lung linh ánh nến...
Chris là Blakkphire: chơi
City of Heroes tại New York, chính tại nơi đây, Chris đã gặp bạn gái của mình.
"Chúng tôi sống thực sự trong thế giới đó", Cooper nói: "Chế độ dân chủ ảo, nền chính trị ảo, rất nhiều các khía cạnh "ảo" khác được phơi bày trên các mặt báo".
Những bức ảnh của Cooper chỉ ra được rằng ranh giới giữa 2 thế giới thực và ảo rất mong manh, đặc biệt là ở châu Á.
Những bức ảnh trên còn ghi lại được bí mật về cuộc sống của giới "công nhân" ở Trung Quốc và Đại Hàn, những người có nhiệm vụ chăm sóc cho nhân vật của người khác khi họ đi làm hoặc bận... ngủ.
Qing Xu Wei, một ví dụ, hàng tháng kiếm được 1227 USD chỉ nhờ "luyện công" cho những vị hảo hán trong game "hộ" người khác. Anh này viết một chương trình phần mềm chạy một lúc trên 7 chiếc máy PC khác nhau cho phép tăng điểm kinh nghiệm và sức mạnh của nhân vật lên một level nhất định.
"Điều này dễ hiểu thôi. Khi một game mới 'ra lò', không phải ai cũng muốn khởi đầu dưới đáy xã hội "ảo" để rồi mới lần mò đi lên, việc nhờ người khác giúp cho nhân vật của mình đạt đến một trình độ nhất định để có thể chơi đươc đã trở thành nhu cầu..."
Giáo sư luật Seang Rak Choi với nick Uroo Ahs chọn avatar nữ vì cho rằng như thế, mọi cuộc thương lượng mua bán đều diễn ra suôn sẻ hơn.
Một bức ảnh chụp căn phòng mà người xem rất dễ lầm tưởng là một khoảng không gian trong game. Báo dán đầy trên tường, những bức poster về game treo la liệt, một chiếc giường lộn xộn gối chăn. Trên thực tế, đây là một phòng trong quán net cafe ở Thiên Tân, Trung Quốc.
Căn phòng thuộc quyền sở hữu của những người làm công trong quán, những người này sẵn sàng làm việc để kiếm được 1 USD một ngày chỉ để "lên level" cho người khác. Tổng cộng 30 người, mỗi người phải làm việc đến 16 giờ. Căn phòng được sử dụng để ngả lưng những lúc thay ca.
Mua và bán đồ vật ảo như vũ khí hay áo giáp đã trở thành một lĩnh vực đang bùng nổ thông qua mạng Internet. Mảng game trực tuyến của trang web ebay đã kiếm được đến 9 triệu USD chỉ tính riêng năm 2003.
"Đúng như thế, cứ có cái gì có thể gặt hái được là con người lại cố gắng lao vào để kiếm chác ngay, nhất là tại Trung Quốc", Cooper nói.
Đầu năm nay, một "chú" chơi game ở Thượng Hải đã bị
kết án tù chung thân do đã sát hại bạn mình chỉ vì cậu này đã lén bán mất thanh kiếm "ảo" mượn của anh ta để lấy 838 USD.
Trung Quốc hiện chưa có điều luật nào liên quan đến quản lý tài sản trong thế giới ảo, nhưng ở Hàn Quốc, nơi chơi game đã trở thành một một thể thao có xu thế chủ đạo, đã có hẳn một đơn vị cảnh sát chuyên trách vấn đề tội phạm trong game.